Sưng phù chân khi mang thai: Lúc nào thì bà bầu nên lo lắng?

Trước tiên, các mẹ cần phải thay đổi size giày của mình vì kích thước bàn chân đã thay đổi đáng kể. Kế đến, nên có kế hoạch để bảo vệ đôi chân mình khi ngồi quá lâu bằng cách kê cao chân hoặc chịu khó đứng lên, đi bộ nhiều lần trong ngày và uống đủ nước. 

Mắt cá chân và bàn chân sưng húp trong quá trình mang thai là điều hết sức bình thường. Thế nhưng đôi khi nó có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.



Triệu chứng phù nề là điều không thể tránh khỏi khi mang thai



 Bạn lo lắng khi mang thai mình sẽ như thế nào , làm thế nào để con mình được khỏe mạnh và phát triển tốt , bạn muốn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng khi mang thai , cách chăm sóc thai kỳ , những bệnh khi có thai ... Hãy đến đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những gì bạn cần về thế giới mẹ và bé


Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn rất nhiều bà bầu được một phen hoảng hốt khi thấy chân mình ngày càng sưng phù lên. Điều này rất bình thường nhất là khi các mẹ đã bước qua tháng thứ 7 vì lúc này cơ thể đã tăng kích thước đáng kể. Mặc dù triệu chứng phù nề là điều không thể tránh khỏi khi mang thai và nó thường không nguy hiểm nhưng cũng không thể xem thường nó nhé các mẹ!

Vì sao chứng phù nề lại phổ biến ở bà bầu?

Các mẹ bầu bị phù nề ở lòng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân không nên quá lo lắng vì đó là một triệu chứng bình thường và rất phổ biến trong thai kỳ. Mặt sưng húp và cổ sưng to cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là sau tuần thứ 20. Mức độ sưng sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do những thay đổi hóa học trong máu khiến chất lỏng trong cơ thể bị tích tụ tại các mô. Vào đến 3 tháng cuối, trọng lượng của tử cung sẽ càng gây áp lực lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ (các tĩnh mạch lớn ở phía bên phải cơ thể, có nhiệm vụ mang máu từ chân và bàn chân đến tim) làm tích tụ chất lỏng ở phần dưới đầu gối.

Khi nào chứng phù nề của bà bầu đáng để bận tâm?

Phù nề kèm theo một số triệu chứng khác có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu chỗ sưng to hơn nhiều so với chân của các bà bầu khác, kèm theo cảm giác đau đớn có thể là dấu hiệu cho thấy xuất hiện cục máu đông. Ngoài ra, nếu sưng phù kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị lực (nhìn mờ hoặc sợ ánh sáng) thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (thường xuất hiện ở bà bầu bị cao huyết áp) hoặc sưng phù kèm theo cảm giác đau ngực, khó thở thì điều đó cho thấy bà bầu có thể mắc bệnh tim nhưng không biết. Nếu thấy những bất thường trên đây, các mẹ bầu hãy nhớ gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé!

Làm sao để kiểm soát chứng phù nề khi mang thai?


Luôn kê cao chân để làm giảm khó chịu khi chân sưng phù



Trước tiên, các mẹ cần phải thay đổi size giày của mình vì kích thước bàn chân đã thay đổi đáng kể. Kế đến, nên có kế hoạch để bảo vệ đôi chân mình khi ngồi quá lâu bằng cách kê cao chân hoặc chịu khó đứng lên, đi bộ nhiều lần trong ngày và uống đủ nước.

Các liệu pháp mát-xa, các giờ bơi lội và thói quen ngồi không bắt chéo chân cũng giúp bạn giảm được chứng phù nề.

Có thể bạn từng nghe nói giảm ăn mặn, tức giảm natri hoặc tăng lượng kali sẽ ngăn ngừa được chứng phù nề nhưng ngay cả các bác sĩ Sản khoa trên thế giới cũng không khẳng định điều này. Do đó, thay vì kiêng hoàn toàn, bạn chỉ cần kiểm soát để đừng ăn quá nhiều nhé!

Khi nào chứng sưng phù sẽ giảm?

Trong vòng 24 tiếng sau khi sinh, phần lớn các bà đẻ sẽ nhận thấy một sự khác biệt rất lớn. Trong đó, các triệu chứng vốn chỉ xuất hiện trong thai kỳ cũng sẽ biến mất. Nhưng nếu không thấy giảm thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé vì cơ thể cần thêm thời gian để hoàn toàn phục hồi như lúc trước sinh.

Cho Bé 3-6 Tuổi
Cho Bé Trên 6 Tuổi
Chuyển Dạ
Con Đang Lớn
Dạy Con Ngoan
Dinh Dưỡng Cho Mẹ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 1 tuần không phải ai cũng nhận ra được

Top 11 loại siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Chia sẻ bí quyết chăm sóc da dành cho bà bầu để ngừa mụn