Lượng tinh bột chuẩn mà bà bầu nên ăn mỗi ngày để tránh tiểu đường thai kỳ

Bánh mì trắng tuy là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng chúng cũng chứa một lượng muối nhất định. Do đó, nếu dùng quá nhiều thực phẩm này có thể khiến sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Mẹ bầu nên dùng các loại bánh mì đen, yến mạch, lúa mì để thay thế cơm nếu muốn.

Tinh bột không phải là chất được nhắc đến nhiều trong thực đơn của mẹ bầu. Dù vậy nó cũng có vai trò quan trọng không kém các dưỡng chất khác.

Nếu ăn đủ tinh bột trong ngày sẽ giúp mẹ bầu ổn định được lượng đường trong máu, chống lại cảm giác mệt mỏi. Nhưng nếu ăn nhiều tinh bột sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim.

Tinh bột cũng là dưỡng chất tạo năng lượng sống và góp phần hình thành hệ thần kinh cho bé. Nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy mẹ bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày để đảm bảo thai kỳ tốt nhất. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ sáng tỏ.

Mẹ bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày?


 Bạn lo lắng khi mang thai mình sẽ như thế nào , làm thế nào để con mình được khỏe mạnh và phát triển tốt , bạn muốn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng khi mang thai , cách chăm sóc thai kỳ , những bệnh khi có thai ... Hãy đến đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những gì bạn cần về thế giới mẹ và bé


Tinh bột quá ít hay quá nhiều trong thai kỳ cũng không tốt.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cần được cân đối giữa các nhóm thực phẩm như: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Trong đó tỉ lệ tinh bột và các nhóm chất khác là 65% tinh bột - 20% chất béo - 15% chất đạm. Lượng năng lượng mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 2.300 – 2.400 calories.

Vì vậy, để có thể cung cấp đủ lượng năng lượng này ngoài các bữa chính trong ngày mẹ bầu cần ăn thêm 2-3 bữa phụ, đặc biệt mẹ bầu cần lưu ý không để cơ thể quá no hay quá đói tránh mất năng lượng. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn để bổ sung năng lượng sau mỗi 4 tiếng/lần.

Để đảm bảo nguồn tinh bột, mẹ bầu nên ăn 1-2 chén cơm mỗi bữa ăn. Ngoài cơm, mẹ có thể thay thế bằng bánh mì, bún, phở, miến, ngũ cốc… Tuy vậy mẹ bầu nên tránh ăn bún gạo vào buổi tối và chúng thường nở chua gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Bổ sung tinh bột theo từng giai đoạn của thai kỳ

Trong mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau lượng tinh bột cần bổ sung cũng khác nhau.

3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu nhu cầu năng lượng của mẹ bầu dường như không thay đổi so với bình thường vì lúc này thai nhi còn nhỏ. Mẹ chỉ cần thêm 200 calories. Nghĩa là mẹ bầu chỉ nên ăn thêm 1 chén cơm nhỏ hoặc 3 lát bánh mì. Đặc điểm tích tụ dưỡng chất trong thời kỳ này chủ yếu là vào mẹ bầu, chính vì vậy ăn quá nhiều lúc này chỉ khiến mẹ bị phát phì thôi nhé.


Bánh mì trắng nhiều tinh bột nhưng cũng nhiều muối mẹ nên hạn chế dùng.

3 tháng giữa

Trong ba tháng giữa khẩu phần tinh bột của mẹ bầu có tăng lên nhưng chỉ ở mức vừa phải. Lúc này nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm 300 calories so với bình thường. Tuy vậy, khẩu phần tinh bột của mẹ bầu cũng chỉ nên như ba tháng đầu và thêm 1 chén cơm nhỏ nữa. Hãy bổ sung nguồn tinh bột đa dạng từ các loại thức ăn khác nhau để không bị ngán.

3 tháng cuối

Ba tháng cuối là cuộc chạy đua về cân nặng cho bé. Giai đoạn này thai nhi tăng cân nhanh chóng và nhiều nhất trong cả quá trình mang thai. Bé lúc này hoàn thiện các cơ quan và hình thành lớp mỡ dưới da của mình. Phần tinh bột cần cung cấp cho mẹ bầu lúc này cần nhỉnh hơn giai đoạn trước, hãy thêm một chén cơm nhỏ nữa vào khẩu phần ăn của mình nhé. Nhưng nếu việc ăn cùng lúc khiến mẹ bầu khó chịu thì mẹ hãy chia nhỏ bữa cơm trong ngày để dùng.

Lưu ý cho bà bầu

Bên cạnh việc chú trọng bổ sung tinh bột mẹ bầu cũng cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể chuyển hóa tinh bột thành năng lượng cần thiết và đốt cháy các năng lượng dư thừa.


Các loại đậu cũng cung cấp tinh bột

Bánh mì trắng tuy là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng chúng cũng chứa một lượng muối nhất định. Do đó, nếu dùng quá nhiều thực phẩm này có thể khiến sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Mẹ bầu nên dùng các loại bánh mì đen, yến mạch, lúa mì để thay thế cơm nếu muốn.

Bệnh tiểu đường và tim mạch có thể xuất hiện khi tinh bột kết hợp với axit béo. Vì vậy mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào cơ thể mỗi ngày để tránh không quá dư nhưng cũng không quá thiếu.
3 Tháng Cuối
3 Tháng Đầu
3 Tháng Giữa
Cho Bé 0-3 Tuổi
Cho Bé 3-6 Tuổi
Cho Bé Trên 6 Tuổi
Chuyển Dạ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 1 tuần không phải ai cũng nhận ra được

Top 11 loại siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Chia sẻ bí quyết chăm sóc da dành cho bà bầu để ngừa mụn